MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC LỚP 2

 22:13 07/12/2020

Trước hết chúng ta phải khẳng định lại rằng: chương trình lớp 2 có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong CTGDTH, giai đoạn học lớp 2 là bước nền tảng đối với việc hình thành các kĩ năng của HSTH. Đặc biệt trong năm học 2020-2021, chúng ta chuẩn bị kế tiếp lớp 1 việc đổi mới chương trình sách giáo khoa theo chương trình GDPT năm 2018, và trong năm học vừa qua là một năm học đặc biệt khi chúng ta vừa dạy học vừa cắt giảm chương trình sao cho phù hợp với tình hình thực tế, nên các em học sinh lớp 2 năm học này chưa có nhiều thời gian để luyện tập cũng cố kiến thức.

Giáo án môn Kể chuyện lớp 2

 08:16 26/11/2018

Thứ 6 ngày 12 tháng 10 năm 2018 Môn: Kể chuyện – Lớp 2A Bài CHIẾC BÚT MỰC Gíao viên: Lê Thị Cẩm Linh I. MỤC TIÊU: - Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn câu “Chiếc bút mực” (BT1) - HS khá giỏi bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện (BT2) II ĐỒ DÙNG: Máy chiếu Các hình ảnh minh họa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A, Trò chơi khởi động : Cả lớp cùng hát bài “Em yêu trường em » B. Bµi míi: HĐ1: - GV: Các con vừa hát xong bài hát “Em yêu trường em. Vậy bài hát đã gợi cho con nhớ đến câu chuyện nào mà các con đã được học? (Câu chuyện “ Chiếc bút mực” ? Câu chuyện “Chiếc bút mực”có mấy nhân vật và xảy ra ở đâu? ( Câu chuyện có ba nhân vật đó là cô giáo, bạn Mai và bạn Lan, câu chuyện xảy ra trong lớp học) - GV: Bây giờ cô cùng các con kể lại câu chuyện “ Chiếc bút mực” nhé. (GV trình diễn mục bài lên màn hình) - GV yêu cầu HS mở SGK. ? Bài 1 yêu cầu gì? (Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện “Chiếc bút mực” (3 em nhắc lại) - GV trình diễn yêu câu và 4 bức tranh lên màn hình. ? Các con thấy bức tranh 1vẽ gì và minh họa cho nội dung của đoạn nào? (Đoạn 2) ? Con thấy gì trong bức tranh 2 và bức tranh 3? ? Vậy nội dung đoạn 3 được minh họa ở bức tranh nào? (Tranh 2 và tranh 3) - Còn tranh 4 vẽ gì và minh họa cho nội dung đoạn nào? (Đoạn 4) - Bây giờ cô sẽ chia mỗi nhóm 4 bạn các con hãy dựa vào tranh để kể lại từng đoạn của câu chuyện trong thời gian 5 phút. - HS HĐ GV theo dõi. - LP (Huyền Anh) lên điều hành các nhóm thi kể - GV: Trình diễn tranh. (Cả 4 tranh) - Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV kết luận. * Ở HĐ1các con đã dựa vào tranh kể lại được từng đoạn câu chuyện rồi. Bây giờ ở HĐ2các con hãy kể lại toàn bộ câu chuyện. (GV trình diễn hình ảnh lên màn hình) HĐ2: ? Vậy để kể chuyện hay chúng ta cần lưu ý điều gì? (Để kể chuyện hay chúng ta cần phải thuộc câu chuyện, chọn giọng kể phù hợp với từng nhân vật, kết hợp với điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt để câu chuyện thêm hấp dẫn hơn.) - GV giọng của người dẫn chuyện chúng ta kể với giọng như thế nào? ( Người dẫn chuyện: giọng thong thả, chậm rải.) ? Còn cô giáo các con kể với giọng như thế nào? (Giọng dịu dàng, thân mật.) ? Bạn Lan kể với giọng thế nào? (giọng buồn) ? Còn giọng của Mai thế nào? (Mai giọng dứt khoát nhưng có chút hối tiếc) - Các con hãy HĐ trong nhóm 2 với thời gian 3 phút. GV theo dõi. - GV gọi một số 2-3 em lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. - GV: Trình diễn Slai: Thi kể chuyện - Nhận xét bạn kể (giọng điệu, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt đã phù hợp với từng nhân vật chưa?) (hai HS nhận xét) - Như vậy là các con đã kể lại được toàn bộ câu chuyện khá tốt rồi. Bây giờ bạn nào xung phong lên phân vai dựng lại câu chuyện nào? - GV cho 1-2 tốp HS lên phân vai dựng lại câu chuyện. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. GV kết luận ? Trong câu chuyện này khuyên con điều gì? ? Con thích nhân vật nào nhât? Vì sao? - Các con rất giỏi. Trong câu chuyện này các con nên học tập bạn Mai, các con phải biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. * Nhận xét giờ học: Cô thấy các con học tập rất sôi nổi, tích cực, cô xin tuyên dương cả lớp. Tiết học đến đây kết thúc cô xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo.

Bài viết: Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu

 07:31 25/11/2018

BÀI DỰ THI: CUỘC THI VIẾT VỀ “NHỮNG KỈ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU” Giáo viên: Trần Thị Nga Trường Tiểu học Bắc Hà – Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh KỈ NIỆM KHÓ QUÊN Năm học 1997-1998, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4A.Hôm đó là một buổi chiều thứ hai, sau giờ ra chơi, tôi bước vào lớp thì thấy cô học trò ngồi bàn đầu đang khóc nức nở. Cả lớp nhốn nháo: “ Thưa cô bạn Thanh Hà mất 50.000 cô ạ!. Để không mất thời gian học tập của học sinh, tôi hẹn sẽ giúp Thanh Hà tìm lại tiền của mình sau, còn bây giờ các em hãy tập trung học bài. Cuối buổi học, tôi yêu cầu cả lớp ở lại 10 phút để điều tra sự việc. Tôi bảo: - Bây giờ em Thanh Hà sẽ đứng dậy nói rõ cho cô nghe số tiền đó em để chỗ nào ? Và ai cho em số tiền đó? ” - Thanh Hà lúc bấy giờ đứng lên và mếu máo: “ Lúc ra đi mẹ đưa cho em 50000 để mua vở. Em để vào trong cặp nhưng bây giờ không thấy đâu”. - Tôi hỏi: “Giờ ra chơi, em nào ở trong lớp?” Mấy cánh tay giơ lên, tranh nhau nói: - Thưa cô, em thấy bạn Viết Hải đứng gần bàn của Thanh Hà ạ! - Thưa cô, bạn Viết Hải lấy đó ạ! - Thưa cô, năm lớp 2, bạn Viết Hải đã hai lần lấy đồ của bạn rồi ạ! Lúc này, Viết Hải cúi mặt xuống bàn. Tôi cũng không rõ Viết Hải xấu hổ vì chuyện năm ngoái, hay chính em là thủ phạm lấy số tiền này? Tôi chẳng kịp nghĩ gì, đến bên Viết Hải và nói: “Nếu đúng như lời các bạn nói,em hãy trả lại số tiền đó cho bạn, cô và cả lớp sẽ tha lỗi cho em”. Cậu bé không nói gì, chỉ ôm mặt khóc. Thấy vậy, tôi càng nặng lời hơn: "Em còn khóc gì nữa, hãy trả lại cho bạn đi." Em òa khóc to hơn, nước mắt giàn giụa rồi lắc đầu nói: "Em không lấy...". Tôi chột dạ và kịp trấn tĩnh mình lại. Hay mình đã nghĩ oan cho em ? Tôi nhìn nét mặt từng em để dò xét nhưng không có ai có biểu hiện lạ. Thấy đã muộn giờ, tôi dỗ Viết Hải nín khóc và động viên Thanh Hà, rồi cho cả lớp về. Suốt đêm hôm ấy, tôi không thể nào chợp mắt được mà cứ trằn trọc, ân hận về hành động của mình đối với Viết Hải. Biết bao câu hỏi đặt ra trong đầu: Nếu như Viết Hải không lấy thì sao? Giá như lúc chiều, tôi bình tĩnh hơn thì hay biết chừng nào? Làm thế nào để giúp Thanh Hà tìm được số tiền đây? Rồi tôi nghĩ ngay đến câu chuyện "Người lính dũng cảm", tôi quyết định dùng câu chuyện để tác động đến các em Sáng hôm sau, tôi đến lớp, không thấy Viết Hải đâu. Tôi bắt đầu lo lắng rồi cùng mấy bạn đi tìm thì bắt gặp em ngồi phía sau chân cầu thang và khóc. Tôi lặng người đi, nước mắt chực trào ra, tôi dỗ em vào lớp, đưa em về chỗ ngồi. Tôi bắt đầu kể câu chuyện cho cả lớp nghe. Kết thúc câu chuyện, cả lớp bắt đầu buổi học còn tôi quan sát thái độ của các em. Trống hết giờ, tôi nhẹ nhàng nói: "Em nào lấy tiền của bạn thì hãy tự giác trả lại. Nếu không tự nhận, cô chỉ ra lỗi thì sẽ nặng hơn, cô sẽ thông báo với nhà trường và bố mẹ các em". Tôi cho lớp ra về, còn tôi nấn ná ở lại sắp xếp bàn và chờ đợi một điều gì đó. Và thật bất ngờ, tôi thấy Hoàng rụt rè bước vào, mắt ngấn nước, hai tay cầm 50000 đồng run lên và nói: “Thưa cô, em xin lỗi cô, em sai rồi, em hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa ạ!" Tôi rất ngạc nhiên, cậu học trò ngoan mà tôi hằng tin tưởng lại mắc phải lỗi lầm. Chưa kịp nói gì thì Hoàng đã tiếp lời: "Xin cô đừng nói với bố mẹ em, đừng nói với ai. Xin cô cho em một cơ hội để sửa lỗi ạ!" Tôi nhẹ nhàng hỏi em: “ Em cho cô biết vì sao em muốn có số tiền này không?. Mặt hơi tái, Hoàng bảo: “ Sắp đến ngày Tết Trung Thu, em muốn mua cho em Hoa là em gái của em một con búp bê mà mẹ em thì không có nhà, bân đi làm ăn xa, bố em thì lại suốt ngày say xỉn , không có tiền nên em đã lỡ lấy của bạn” - Tôi xoa đầu em và nói: “ Em biết nhận lỗi thế là tốt. Cô tin rằng sau lần vấp ngã này em sẽ trưởng thành hơn”. Ngay chiều hôm ấy, tôi trao số tiền cho Thanh Hà và nói với cả lớp: Có một bạn trong lớp đã lỡ dại lấy số tiền đó nhưng đó không phải là bạn Viết Hài. Rồi tôi đến bên Viết Hải, ôm em vào lòng:“ Cô và các bạn xin lỗi em vì đã nghi oan cho em". Các em ạ! nghi oan cho người khác là một sai lầm lớn. Từ nay, mỗi khi xảy ra việc gì, chúng ta đừng bao giờ vội vàng nghi kị rồi đổ lỗi cho người khác. Cô cũng mong rằng từ nay lớp mình đoàn kết, yêu thương, tin tưởng nhau hơn và đừng ai mắc sai lầm này nữa. Đúng như mong muốn của tôi, câu chuyện đã có tác động rất lớn đến các em. Hôm ấy, đã có rất nhiều bạn trong lớp đã nói lời xin lỗi bạn Viết Hải Từ đó, các em đều ngoan ngoãn, thân thiện và tin tưởng nhau hơn cùng nhau học tập tốt hơn. - Riêng với bạn Hoàng tìm hiểu kĩ tôi mới biết được là em có hoàn cảnh không được may mắn như những bạn khác là bố mẹ sống li thân nhau, Hoàng sống với bố mà bố thì suốt ngày cờ bạc, rượu chè nên không quan tâm đến em. Biết hoàn cảnh như vậy nên tôi vô cùng thương em. Vào ngày Tết Trung Thu năm đó, tôi đã mua cho anh em Hoàng một món quà và cùng các bạn trong lớp đến nhà chơi. Hôm đó Hoàng rất vui, niềm vui thể hiện rất rõ khi em cười đùa cùng các bạn. Thưa các bạn đồng nghiệp, câu chuyện thực sự là một niềm day dứt, một nỗi ân hận lớn nhất trong suốt những tháng năm làm công tác chủ nhiệm của tôi. Vì nóng vội, suy nghĩ chưa thấu đáo mà tôi đã trách nhầm học sinh, gây ra tổn thương lớn trong lòng các em. Qua câu chuyện, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn đồng nghiệp rằng: Khi gặp bất cứ tình huống nào, là giáo viên chúng ta phải hết sức thận trọng, bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ sự việc, để đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Một trong những phương pháp giáo dục đạt hiệu cao chính là "Phương pháp nêu gương". Chúng ta biết rằng: Tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo như tờ giấy trắng - là những nhà giáo dục, hãy biết yêu thương, gần gũi và chia sẻ với các em, bởi các em đang rất cần điểm tựa ở chúng ta.

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập7
  • Hôm nay233
  • Tháng hiện tại8,910
  • Tổng lượt truy cập607,887
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây