Kỉ niệm về cô học trò nhỏ

 10:01 30/11/2018

BÀI DỰ THI CUỘC THI VIẾT “NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU” NĂM 2018 PHẦN I: Thông tin về tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm. Sinh ngày 25-12-1975. Quê quán: Thạch Đài-Thạch Hà-Hà Tĩnh. Đơn chỉ công tác hiện nay: Giáo viên Trường Tiểu học Bắc Hà- Thành phố Hà Tĩnh-Tĩnh Hà Tĩnh. Điện thoại: 0916510892. 2. Thông tin về cơ sở giáo dục được viết đến trong tác phẩm dự thi. Tên cơ sở giáo dục: Trường Tiểu học Thạch Xuân-Thạch Hà- Hà Tĩnh. Địa chỉ liên lạc: Xóm Quyết Tiến- Xã Thạch Xuân-Thạch Hà- Hà Tĩnh. PHẦN II: TÁC PHẨM DỰ THI. KỈ NIỆM VỀ CÔ HỌC TRÒ NHỎ. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào là một cô giáo trẻ mới ra trường mang theo bao nhiệt huyết say mê với nghề giáo. Ngày đó tôi được về nhận công tác tại trường tiểu học Thạch Xuân – Thạch Hà – Hà Tĩnh. Tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A. Buổi học đầu tiên được làm quen với 32 em học sinh. Ngày ngày đến lớp tôi dồn mọi tâm huyết của mình dạy bảo các em cả về mặt kiến thức lẫn các kỷ năng sống. Mỗi ngày đến lớp nhìn những gương mặt thân yêu, những cặp mắt tròn ngây thơ lòng tôi cũng dạt dào một niềm vui khó tả. Tôi luôn muốn lớp tôi luôn phải dẫn đầu toàn trường về mọi mặt. Với chút hiếu thắng của bản thân và tôi đã cố gắng dành hết mọi thời gian để đưa chất lượng của lớp vươn lên. Đặt biệt tôi luôn quan tâm đến những sinh còn yếu. Và lớp 4A tôi chủ nhiệm quả là tiến bộ trông thấy. Tôi vui mừng hãnh diện vì điều đó. Cũng vì thế nên tôi rất khắt khe trong việc yêu cầu các em chấp hành tốt các nội quy, quy định của lớp, của trường. Ngày ấy các em chỉ học một buổi do đó yêu cầu ra bài tập về nhà bắt buộc học sinh phải làm. Nhưng rồi có một chuyện xảy ra với cô học trò nhỏ làm tôi cứ day dứt mãi. Một hôm tôi giao bài tập về nhà vào cuối tuần. Sáng thứ hai đến lớp tôi kiểm tra bài tập. Cả lớp ai cũng hoàn thành bài tập đầy đủ chỉ duy nhất có em Hoa không làm bài . Tôi hỏi: - Sao trò không làm bài tập ? Em đứng dậy gương mặt đỏ bừng, hai tay đan chặt vào nhau, miệng mấp máy. - Thưa cô em …em… Lúc đó tôi lặng đi một lúc rồi tiếp tục hỏi: Sao em không làm bài? Em vẫn không chịu trả lời câu hỏi của tôi. Suốt buổi học ánh mắt em cứ lẩn tránh cái nhìn của tôi … Rồi tối hôm đó tôi được một người bạn mời ăn tối tại quán cơm Thủy Đơ. Vừa ngôì vào bàn ăn tôi chợt nhận ra Hoa-cô học trò lớp tôi đang đánh giày cho một vị khách. Bổng em đứng dậy và bắt gặp ánh mắt của tôi. Tôi bước lại gần xoa đầu em. Hai hàng nước mắt em lăn dài trên má. -Thưa cô tối nào em cũng theo chị đi đánh giày. Mẹ em bị liệt hai chân sau một tai nạn giao thông, kinh tế gia đình khó khăn .Gia đình lại toàn con gái, bố em chán nản sa vào rượu chè say xỉn suốt ngày. Tôi lặng người đi … Trời ơi hoàn cảnh của em đáng thương quá! Thế mà bao lâu nay tôi đã vô tâm không tìm hiểu kỹ hơn.Tôi thật đáng trách ! Tôi ân hận vô cùng. Sau buổi gặp đó tôi đã tìm mọi cách để giúp đỡ em. Tôi xin nhà trường miễn giảm các khoản đóng đậu cho em, giúp em mua sách vở dụng cụ học tập. Đến ngày tết khi thì mua cho em cái áo mới để động viên em,khi thì mua cho em chiếc cặp … Hàng ngày tôi dành thời gian để kèm cặp em. Em đã có sự tiến bộ rỏ rệt trong học tập. Tôi thấy ấm lòng hơn và phần nào đỡ ân hận và day dứt. Cuối năm học em đã trở thành một học sinh giỏi tiêu biểu được nhà trường trao phần thưởng. Chuyện xảy ra vào những năm tập tểnh vào nghề đã để lại cho tôi một bài học quý giá cho những năm tháng về sau ……. Người giáo viên lên lớp chỉ với kiến thức và nhiệt huyết thôi cũng chưa đủ mà phải cần tìm hiểu nắm bắt kĩ hoàn cảnh của từng em để có phương pháp giáo dục phù hợp.Đặc biệt biết quan tâm tới các em bằng cả trái tim yêu thương của mình. Hà Tĩnh ngày 18-11-2018.

Bài viết: Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường mến yêu

 07:31 25/11/2018

BÀI DỰ THI: CUỘC THI VIẾT VỀ “NHỮNG KỈ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU” Giáo viên: Trần Thị Nga Trường Tiểu học Bắc Hà – Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh KỈ NIỆM KHÓ QUÊN Năm học 1997-1998, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 4A.Hôm đó là một buổi chiều thứ hai, sau giờ ra chơi, tôi bước vào lớp thì thấy cô học trò ngồi bàn đầu đang khóc nức nở. Cả lớp nhốn nháo: “ Thưa cô bạn Thanh Hà mất 50.000 cô ạ!. Để không mất thời gian học tập của học sinh, tôi hẹn sẽ giúp Thanh Hà tìm lại tiền của mình sau, còn bây giờ các em hãy tập trung học bài. Cuối buổi học, tôi yêu cầu cả lớp ở lại 10 phút để điều tra sự việc. Tôi bảo: - Bây giờ em Thanh Hà sẽ đứng dậy nói rõ cho cô nghe số tiền đó em để chỗ nào ? Và ai cho em số tiền đó? ” - Thanh Hà lúc bấy giờ đứng lên và mếu máo: “ Lúc ra đi mẹ đưa cho em 50000 để mua vở. Em để vào trong cặp nhưng bây giờ không thấy đâu”. - Tôi hỏi: “Giờ ra chơi, em nào ở trong lớp?” Mấy cánh tay giơ lên, tranh nhau nói: - Thưa cô, em thấy bạn Viết Hải đứng gần bàn của Thanh Hà ạ! - Thưa cô, bạn Viết Hải lấy đó ạ! - Thưa cô, năm lớp 2, bạn Viết Hải đã hai lần lấy đồ của bạn rồi ạ! Lúc này, Viết Hải cúi mặt xuống bàn. Tôi cũng không rõ Viết Hải xấu hổ vì chuyện năm ngoái, hay chính em là thủ phạm lấy số tiền này? Tôi chẳng kịp nghĩ gì, đến bên Viết Hải và nói: “Nếu đúng như lời các bạn nói,em hãy trả lại số tiền đó cho bạn, cô và cả lớp sẽ tha lỗi cho em”. Cậu bé không nói gì, chỉ ôm mặt khóc. Thấy vậy, tôi càng nặng lời hơn: "Em còn khóc gì nữa, hãy trả lại cho bạn đi." Em òa khóc to hơn, nước mắt giàn giụa rồi lắc đầu nói: "Em không lấy...". Tôi chột dạ và kịp trấn tĩnh mình lại. Hay mình đã nghĩ oan cho em ? Tôi nhìn nét mặt từng em để dò xét nhưng không có ai có biểu hiện lạ. Thấy đã muộn giờ, tôi dỗ Viết Hải nín khóc và động viên Thanh Hà, rồi cho cả lớp về. Suốt đêm hôm ấy, tôi không thể nào chợp mắt được mà cứ trằn trọc, ân hận về hành động của mình đối với Viết Hải. Biết bao câu hỏi đặt ra trong đầu: Nếu như Viết Hải không lấy thì sao? Giá như lúc chiều, tôi bình tĩnh hơn thì hay biết chừng nào? Làm thế nào để giúp Thanh Hà tìm được số tiền đây? Rồi tôi nghĩ ngay đến câu chuyện "Người lính dũng cảm", tôi quyết định dùng câu chuyện để tác động đến các em Sáng hôm sau, tôi đến lớp, không thấy Viết Hải đâu. Tôi bắt đầu lo lắng rồi cùng mấy bạn đi tìm thì bắt gặp em ngồi phía sau chân cầu thang và khóc. Tôi lặng người đi, nước mắt chực trào ra, tôi dỗ em vào lớp, đưa em về chỗ ngồi. Tôi bắt đầu kể câu chuyện cho cả lớp nghe. Kết thúc câu chuyện, cả lớp bắt đầu buổi học còn tôi quan sát thái độ của các em. Trống hết giờ, tôi nhẹ nhàng nói: "Em nào lấy tiền của bạn thì hãy tự giác trả lại. Nếu không tự nhận, cô chỉ ra lỗi thì sẽ nặng hơn, cô sẽ thông báo với nhà trường và bố mẹ các em". Tôi cho lớp ra về, còn tôi nấn ná ở lại sắp xếp bàn và chờ đợi một điều gì đó. Và thật bất ngờ, tôi thấy Hoàng rụt rè bước vào, mắt ngấn nước, hai tay cầm 50000 đồng run lên và nói: “Thưa cô, em xin lỗi cô, em sai rồi, em hứa sẽ không bao giờ tái phạm nữa ạ!" Tôi rất ngạc nhiên, cậu học trò ngoan mà tôi hằng tin tưởng lại mắc phải lỗi lầm. Chưa kịp nói gì thì Hoàng đã tiếp lời: "Xin cô đừng nói với bố mẹ em, đừng nói với ai. Xin cô cho em một cơ hội để sửa lỗi ạ!" Tôi nhẹ nhàng hỏi em: “ Em cho cô biết vì sao em muốn có số tiền này không?. Mặt hơi tái, Hoàng bảo: “ Sắp đến ngày Tết Trung Thu, em muốn mua cho em Hoa là em gái của em một con búp bê mà mẹ em thì không có nhà, bân đi làm ăn xa, bố em thì lại suốt ngày say xỉn , không có tiền nên em đã lỡ lấy của bạn” - Tôi xoa đầu em và nói: “ Em biết nhận lỗi thế là tốt. Cô tin rằng sau lần vấp ngã này em sẽ trưởng thành hơn”. Ngay chiều hôm ấy, tôi trao số tiền cho Thanh Hà và nói với cả lớp: Có một bạn trong lớp đã lỡ dại lấy số tiền đó nhưng đó không phải là bạn Viết Hài. Rồi tôi đến bên Viết Hải, ôm em vào lòng:“ Cô và các bạn xin lỗi em vì đã nghi oan cho em". Các em ạ! nghi oan cho người khác là một sai lầm lớn. Từ nay, mỗi khi xảy ra việc gì, chúng ta đừng bao giờ vội vàng nghi kị rồi đổ lỗi cho người khác. Cô cũng mong rằng từ nay lớp mình đoàn kết, yêu thương, tin tưởng nhau hơn và đừng ai mắc sai lầm này nữa. Đúng như mong muốn của tôi, câu chuyện đã có tác động rất lớn đến các em. Hôm ấy, đã có rất nhiều bạn trong lớp đã nói lời xin lỗi bạn Viết Hải Từ đó, các em đều ngoan ngoãn, thân thiện và tin tưởng nhau hơn cùng nhau học tập tốt hơn. - Riêng với bạn Hoàng tìm hiểu kĩ tôi mới biết được là em có hoàn cảnh không được may mắn như những bạn khác là bố mẹ sống li thân nhau, Hoàng sống với bố mà bố thì suốt ngày cờ bạc, rượu chè nên không quan tâm đến em. Biết hoàn cảnh như vậy nên tôi vô cùng thương em. Vào ngày Tết Trung Thu năm đó, tôi đã mua cho anh em Hoàng một món quà và cùng các bạn trong lớp đến nhà chơi. Hôm đó Hoàng rất vui, niềm vui thể hiện rất rõ khi em cười đùa cùng các bạn. Thưa các bạn đồng nghiệp, câu chuyện thực sự là một niềm day dứt, một nỗi ân hận lớn nhất trong suốt những tháng năm làm công tác chủ nhiệm của tôi. Vì nóng vội, suy nghĩ chưa thấu đáo mà tôi đã trách nhầm học sinh, gây ra tổn thương lớn trong lòng các em. Qua câu chuyện, tôi muốn nhắn nhủ tới các bạn đồng nghiệp rằng: Khi gặp bất cứ tình huống nào, là giáo viên chúng ta phải hết sức thận trọng, bình tĩnh, tìm hiểu thật kỹ sự việc, để đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất. Một trong những phương pháp giáo dục đạt hiệu cao chính là "Phương pháp nêu gương". Chúng ta biết rằng: Tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, trong trẻo như tờ giấy trắng - là những nhà giáo dục, hãy biết yêu thương, gần gũi và chia sẻ với các em, bởi các em đang rất cần điểm tựa ở chúng ta.

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập13
  • Hôm nay403
  • Tháng hiện tại7,520
  • Tổng lượt truy cập606,497
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây