Tiét học Kĩ năng sống sôi nổi, hào hứng

Chủ nhật - 18/10/2020 11:20

Tiét học Kĩ năng sống sôi nổi, hào hứng

  Tự nhận thức bản thân là một kĩ năng sống quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhất là đối với lứa tuổi Tiểu học, nó phản ánh chính xác tâm tư, hành động của mỗi học sinh. Đồng thời đấy còn là sự hiểu biết của các em về mức độ ảnh hưởng do hành vi và cảm xác của mình đối với chính bản thân và mọi người xung quanh. Với mục đích “phát triển Kĩ năng nhận thức bản thân cho học sinh” Tiết học Hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung giáo dục Kĩ năng sống của lớp 3A Trường Tiểu học Bắc Hà ( TP Hà Tĩnh) đã mang lại cho các em nhiều trải nghiệm thú vị.                                  
  
     Tiết học diễn ra rất nhẹ nhàng và sinh động với 4 hoạt động chính. Mỗi hoạt động đều mang lại cho các em những trải nghiệm vui : Học mà chơi – chơi mà học.
Hoạt động 1: Khởi động. Học sinh được chơi trò chơi : Chuyền bóng
    Qua trò chơi học sinh được nói lên những ước mơ của mình cho cô giáo và các bạn nghe một cách thoải mái, tự nhiên.


          

Hoạt động 2: Hoạt động tìm hiểu
Với yêu câu: Nêu những điểm em thấy hài lòng về mình? Những điểm em thấy mình cần phải cố gắng hơn?
Các em có thể nêu những điểm hài lòng của bản thân  về sức khỏe, về hình dáng bên ngoài, về gia đình,về bạn bè, về tình cảm, về phẩm chất, tính cách hoặc về năng khiếu sở trường .
    Với nội dung yêu cầu này các em được viết ra giấy bằng cách gạch đầu dòng ngắn gọn những điểm em thấy hài lòng về bản thân, thấy vui khi được nhắc đến. Sau đó các em cùng chia sẻ cho cô giáo và các bạn.
    Qua hoạt động này giúp các em có cái nhìn thực tế và khách quan về ưu điểm, nhược điểm của bản thân để tự tin phát huy điểm mạnh và cố gắng khắc phục những điểm còn hạn chế.

       
   Hoạt động 3 : Chia sẻ
   Ở hoạt động này các em được mở 4 chiếc hộp bí mật của bản thân đó là hộp Nhu cầu, hộp Ưu điểm, nhược điểm, hộp Hứng thú và hộp Ước mơ. Các em được nói lên những yêu cầu, mong muốn của bản thân, những điều các em thích. Mỗi em tự suy nghĩ rồi ghi ra giấy sau đó chia sẻ trước lớp. Với không khí lớp học thân thiện, cởi mở, học sinh dễ dàng tâm sự, bộc lộ nội tâm. Các em được nhận ra nhu cầu, cảm xúc của mình một cách vô tư, hồn nhiên nhất.


         
                                                                          


                                                                    
                                                                                       Mạnh dạn chia sẻ

 Hoạt động 4 : Xử lí tình huống
  Ở hoạt động này, các em được vận dụng kiến thức để xử lí 2 tình huống sau:
 Tình huống 1: Em rất thích môn cầu lông và bóng đá. Nhưng em chỉ được chọn một môn để luyện tập và thi đấu. Hôm qua, bố đưa em đến gặp thầy giáo phụ trách bộ môn. Các thầy kết luận, ưu điểm nổi bật của em là phản xạ tay tốt, cổ tay dẻo. Em sẽ chọn môn thể thao nào ?


 
                                                                   Hoạt động tích cực, hợp tác của các nhóm
   
     Tình huống 2: Còn nhiều bài toán em chưa giải được, em sẽ làm gì ?
Qua việc xử lí tình huống các em đã biết đưa ra những quyết định, lựa chọn đúng đắn. Từ đó giúp các em biết ứng xử phù hợp với những người xung quanh, với những vấn đề liên quan đến mình, biết phát huy năng lực, sở trường của bản thân.
Tiết học khép lại với trò chơi: Em tập làm phóng viên. Ở trò chơi này các em đóng vai phóng viên Báo Nhi đồng phỏng vấn các bạn về nhu cầu, sở thích, ước mơ,..
    Qua trò chơi giáo viên đã củng cố cho các em kiến thức trọng tâm của giờ học đó  là biết bộc lộ, thể hiện mình, được nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình. Từ đó các em thấy được mức độ tác động từ những hành vi, lời nói, tình cảm của mình đến những người khác để các em có gắng hoàn thiện và thay đổi bản thân.
Tin tức euro 
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Phương Lan

Nguồn tin: Lê Thị Phương Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Các tin khác

  LIÊN KẾT WEBSITE

  THỐNG KÊ

  • Đang truy cập145
  • Hôm nay495
  • Tháng hiện tại11,317
  • Tổng lượt truy cập579,558
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây